Kênh kết nối

Phân Tích Đội Hình 4-2-2-2 - Chiến Thuật Công Thủ Toàn Diện

Tin bóng đá | by Trần Đăng Quang

Đội hình 4-2-2-2 là một sơ đồ chiến thuật khá dị và ít khi xuất hiện trong các trận đấu bóng đá. Tuy nhiên các biến thể của nó thì rất nhiều và thực sự thì sơ đồ này có hiệu suất chiến thắng rất cao. Vậy 4-2-2-2 khác gì với 4-4-2 cổ điển truyền thống mà chúng ta vẫn thường hay bắt gặp? Cùng đi tìm câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây của RAKHOI TV nhé!

Giới thiệu đội hình 4-2-2-2

Sơ đồ 4-2-2-2 có thể coi là một biến thể mới của đội hình 4-4-2 quen thuộc trong bóng đá. Tuy nhiên ở các vị trí sẽ có một số thay đổi cụ thể đặc biệt là ở tuyến giữa 2-2. Đội hình vẫn sẽ được xây dựng với 1 thủ môn và bộ tứ vệ quen thuộc, 2 tiền vệ trung tâm. Điểm khác ở đây và đội hình 4-2-2-2 chơi với 2 tiền vệ công và 2 tiền đạo mục tiêu.

Có thể sơ đồ 4-2-2-2 ít khi xuất hiện nhưng đây không phải là một chiến thuật gì khá mới. Từ lâu thì nó đã được các nhà cầm quân áp dụng để bày binh bố trận trong các giải đấu lớn. Giống như các đội hình 4 hậu vệ khác, 4-2-2-2 vẫn rất linh hoạt trong việc thay đổi tùy vào tình hình trận đấu.

Giới thiệu đội hình 4-2-2-2

Đội hình 4-2-2-2 đòi hỏi khá nhiều sự linh hoạt và tốc độ chơi của các cầu thủ trên sân. Đặc biệt là 2 tiền vệ trung tâm CDM bởi vì bản chất sơ đồ chiến thuật này không có một CM thuần. 4 cầu thủ trên hàng công cũng sẽ phải có sự di chuyển hợp lý để không vấp chân nhau khi nhận bóng từ tuyến dưới.

Khi vận hành sơ đồ 4-2-2-2 thì đội bóng sẽ có sức tấn công vô cùng mạnh mẽ với tận 4 mũi khoan. Tuy nhiên để thiết lập và triển khai lối chơi sẽ khó khăn hơn vì hàng tiền vệ bị thiệt quân. Cần đảm bảo áp lực lên đối thủ và giữ cự ly đội hình ở mức trung bình trong trận đấu.

Cách xây dựng và vận hành đội hình 4-2-2-2 khi thi đấu

Để xây dựng và vận hành tốt sơ đồ 4 2 2 2 thì ta hãy chia sân đấu ra thành 4 khu vực chính:

Vị trí cặp tiền vệ phòng ngự

Trong đội hình 4-2-2-2 thì cặp tiền vệ phòng ngự hay tiền vệ trung tâm sẽ đóng vai trò quan trọng nhất. 2 CDM này sẽ là động cơ để vận hành lối chơi và quyết định thành công cho chiến thuật này. Bởi vậy các HLV chỉ nên chọn sơ đồ này khi có trong tay những tiền vệ trụ chất lượng.

Ngoài ra sơ đồ này sẽ không có một CM đúng nghĩa nên 2 tiền vệ lúc này sẽ chơi theo kiểu Box-to-box. Vị trí này có yêu cầu rất cao về cả chiến thuật, chuyên môn cũng như tốc độ, cách đọc trận đấu. Đặc biệt là khả năng điều phối bóng và chuyền dài để giúp liên lạc giữa các tuyến trở nên thanh thoát hơn.

Vị trí cặp tiền vệ phòng ngự

Vị trí 2 tiền vệ công

Phía trên sẽ là 2 tiền vệ tấn công có khả năng di chuyển ra cánh tốt để tạo khoảng trống. HLV có thể lựa chọn kiểu tiền vệ công hoặc 2 tiền đạo cánh chất lượng tùy vào chiến thuật. Nếu chọn thuần CAM thì đội bóng sẽ có khả năng xuyên phá chính diện tốt hơn. Nếu muốn tấn công theo kiểu khoét 2 biên đối thủ thì nên chọn cặp tiền vệ hoặc tiền đạo cánh.

Vị trí cặp tiền đạo

Đội hình 4-2-2-2 sẽ có 2 tiền đạo xuất hiện thường trực trong vòng cấm để gây áp lực lên đối thủ. Thông thường thì một trong số họ sẽ là tiền đạo mục tiêu để tì đè và nhận bóng trong những đường tạt từ 2 biên. Người còn lại sắm vai 1 số 9 ảo để hút người, làm bóng và chơi thấp hơn để liên kết với 2 tiền vệ công. 2 tiền đạo sẽ liên tục di chuyển để kéo bóng, hút người bằng cách đổi vị trí cho nhau. Đòi hỏi sự ăn ý cao.

Bộ tứ vệ

Cuối cùng đó là bộ tứ vệ với 2 trung vệ và 2 hậu vệ cánh chơi theo kiểu cổ điển khác. Vai trò của cặp trung vệ như thường lệ vẫn sẽ là án ngữ trước khung thành để bảo vệ, ngăn chặn các đợt tấn công. Với đội hình 4-2-2-2 thì quân số trên hàng công là khá nhiều, cặp hậu vệ cánh sẽ không cần dâng quá cao. Nhiệm vụ chính là tập trung phòng ngự và ngăn chặn các lần thoát xuống đáy biên của đội bạn.

Phân tích ưu nhược điểm của đội hình 4-2-2-2 trong thực tế

Sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 có khá nhiều điểm mạnh tuy nhiên vẫn sẽ có khá nhiều sơ hở để khai thác:

Ưu điểm

Ưu điểm khi sử dụng đội hình 4-2-2-2 đó là giúp cho lối đá của từng vị trí trở nên đa dạng hơn. Lối chơi này có khá nhiều cách vận hành, từ tấn công ban bật cho tới xuống biên và tạt cánh đánh đầu. Với cặp tiền đạo phối hợp với nhau nhuần nhuyễn giúp đội bóng có nhiều phương án ghi bàn hơn.

Việc có tới 2 CDM đánh chặn giúp cho hàng công áp đảo hoàn toàn có thể yên tâm khi mất bóng. Quân số được phân bố dài và đều nên sẽ rất thích hợp để triển khai các đường bóng dài.

Nhược điểm

Nhược điểm đầu tiên của đội hình 4-2-2-2 đó là rất tốn thể lực của các cầu thủ tuyến trên. Giữa sân sẽ có một khoảng trống lớn vì không có 1 CM thuần và buộc 2 tiền vệ công phải lùi về thường xuyên. Nếu như không thể cầm bóng chắc thì chiến thuật này rất dễ bị phá và dẫn đến vỡ trận.

Việc xây dựng đội hình theo trục dọc cũng sẽ khiến 2 cạnh của đội bóng trở nên khá mỏng manh. Khi về phòng ngự cánh thì các cầu thủ rất dễ dẫm chân nhau và để lộ lổ hổng chính diện. Nếu như không thể ép sân và tận dụng cơ hội sớm thì rất dễ dính đòn hồi mã thương từ đối thủ.

Chiến thuật đội hình 4-2-2-2 có thể bị khắc chế bởi 4-2-3-1 phòng ngự phản công rất mạnh. 4-3-3 cũng là chiến thuật có thể khai thác tốt các vị trí bị trống trong sơ đồ 4-2-2-2 nhờ mũi đinh 3 tam giác.

Phân tích ưu nhược điểm của đội hình 4-2-2-2 trong thực tế

Đó là toàn bộ phân tích về đội hình 4-2-2-2 mà RAKHOI TV muốn gửi tới các độc giả. Một chiến thuật khá dị, có tính mạo hiểm cao nhưng bù lại rất hiệu quả khi triển khai tốt.

Bài liên quan

❰ quay lại